Nam Định biotechnology

Tiên Thảo Thạch hộc
(Dendrobium candidum Wall. ex Lindl.)
![]() Tiên thảo Thạch hộc.png | ![]() 2.png | ![]() 3.png |
---|---|---|
![]() 4.png | ![]() 5.png | ![]() 6.png |
![]() 7.png | ![]() 8.png |
Thạch hộc là một trong những loài thực vật thuộc họ lan có mặt sớm nhất trong tài liệu ghi chép cổ Trung Quốc, hàng nghìn năm lại đây thạch hộc được xếp vào hạng thượng phẩm trung dược cùng với linh chi, nhân xâm, đông trùng hạ thảo. Tính bình, vị ngọt nhạt. Tính thuộc thanh nhuận, thanh trung hữu bổ, bổ trung hữu thanh. "Tiên thảo thạch hộc" là loại thượng phẩm trong thạch hộc. Tiên thảo thạch hộc có giá trị dược liệu đặc biệt, dân gian gọi là “ cứu mệnh tiên thảo”.
Hơn nghìn năm trước, trong cuốn sách tên “ đạo tạng” – kinh điển trong y học đạo gia thạch hộc được liệt vào một trong 9 loại tiên thảo quý của Trung Quốc. Trong một số cuốn sách y học cổ đại Trung Quốc như “ bổn thảo cương mộc”, “ trung dược đại từ điển” cũng ghi chép về công dụng dược học của tiê thảo thạch hộc, nó có công dụng tư dương thanh nhiệt, ích vị sinh luật, bổ ngũ tạng hư lao, nội tạng bất túc, ích tinh tráng cốt, dưỡng gan sáng mắt, hậu tràng vị, an thần định kinh, trục tà bài nùng, thanh thân di niên, dưỡng sắc đẹp da….
Tiên thảo thạch hộc nhập phế kinh, tác dụng tư dương của nó có thể lưu thông và duy trì độ ấm của đường hô hấp. thích hợp để làm nước uống cho những người hút thuốc hoặc sống trong môi trường ôi nhiễm, chống lão hóa, chống khô cổ, người hút thuốc mạn tính, hay cảm cúm….
1. Tên khoa học: Dendrobium candidum Wall.ex Lindl
2. Họ: Lan. Chi: Thạch hộc
3.Tên gọi khác: Thiết bì phong đấu, nhĩ hoàn thạch hộc, thiết bì lan, hắc tiết thảo là loại dược liệu đầu bảng trong chi thạch hộc, đứng đầu trong “Trung Hoa cửu đại tiên thảo”, có vị ngọt, tính hàn, quy kinh vị thận, có công hiệu dưỡng âm thanh nhiệt, ích vị sinh tân, có giá trị dược liệu từ lâu đời, được sự tôn sùng của đông đảo dân chúng.
4. Thành phần hóa học hữu hiệu
4.1 Polysaccarit
Polysaccarit là hoạt chất quan trọng của Tiên thảo thạch hộc, với hàm lượng tương đối cao. Polysaccarit có liên quan mật thiết với công hiệu của Tiên thảo thạch hộc như tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng u bướu, kháng suy lão, kháng mệt mỏi kiệt sức, giảm đường huyết. Thực nghiệm đã chứng minh, từ Tiên thảo thạch hộc có thể phân lập thuần hóa được 3 loại polysaccarit I,polysaccarit II, polysaccarit III, và xác nhận chúng là một loại gốc Acyl Glucomannan 0-Z. Vận dụng các phương pháp phân tích cấu trúc đường, phân tích methyl hóa và NMR để nghiên cứu cấu trúc hóa học của polysaccarit DT2, DT3 trong Tiên thảo thạch hộc, chủ yếu dựa vào α-(1→4)-D-G1c làm liên kết chính. Loại polysaccarit này có tác dụng tăng trưởng công hiệu các loại tế bào T, tế bào B, tế bào NK và đại thực bào.
4.2 Alkaloid
Alkaloid là hợp chất được phân lập đầu tiên trong Tiên thảo thạch hộc được xác nhận về cấu trúc, bắt đầu nghiên cứu từ thập niên 30 của thế kỷ 20. Trần Hiểu Mai đã so sánh thành phần hóa học của Tiên thảo thạc hộc và Kim thoa thạch hộc. Cả hai loại thạch hộc này đều có 10 loại alkaloid tương đồng, tuy nhiên số lượng và hàm lượng alkaloid trong Tiên thảo thạch hộc thấp hơn Kim thoa thạch hộc, nhưng xét về những thành phần tương đồng thì chất lượng của Tiên thảo thạch hộc tốt hơn. Tác dụng dược lý của alkaloid này chủ yếu có tác dụng về tim mạch, vị, tràng và hạ nhiệt giảm đau.
4.3 Axit amin
Các gốc axit amin tự do cũng là thành phần hữu hiệu chủ yếu của Tiên thảo thạch hộc. Hoàng Dân Quyền thông qua thực nghiệm đã phân tích cấu trúc axit amin của Tiên thảo thạch hộc. Từ đó đã phát hiện trong Tiên thảo thạch hộc có đủ các loại axit amin chủ yếu cho cơ thể ngoại trừ tryptophan (rất khó xác định, vì bị phân hủy trước khi kiểm trắc) các axit amin chứa aspartic, glutamic, glycine, valine và leucine. Năm loại axit amin này chiếm tới 53% tổng lượng axit amin, trong đó 3 loại Axit amin là Axit aspartic, Axit glutamic, glycin chiếm tới 35.81% tổng hàm lượng.
4.4 Nguyên tố vi lượng
Dư Tiếu Vũ sử dụng phương pháp nguyên tử phân quang hấp thụ để kiểm định thành phần nguyên tố vi lượng của Phong đấu thiết bì, kết quả cho thấy Phong đấu thiết bì có chứa hàm lượng rất phong phú về các chất vi lượng thiết yếu cho cơ thể người như : kẽm, đồng, magie, kali, canxi, sắt, mangan. Hàm lượng các chất này cao hơn nhiều so với các loại thảo dược khác. Lợi ích của các chất này có liên quan mật thiết với tác dụng dược lý của Tiên thảo thạch hộc.
4.5 Các hợp chất phenanthrene
Trong Tiên thảo thạch hộc có chứa hợp chất phenanthrene có hoạt tính kháng ung thư, tăng cường tác dụng thôn tính của đại thực bào, thúc đẩy tế bào T phát triển, có các tác nhân kiềm chế di động của tế bào, nâng cao tế bào bạch cầu ngoại vi, có tác dụng tăng cường công năng miễn dịch. Mã Quốc Trường sử dụng sắc kế phân tích 18 loài thạch hộc, cho thấy Tiên thảo thạch hộc là 1 trong 5 loài thạch hộc có 2 hợp chất kháng ung thư là chrysotoxene và erianin.
5. Tác dụng dược lý
5.1 Điều tiết miễn dịch, kháng ung thư
Thành phần hoạt tính chrysotoxene và erianin trong Tiên thảo thạch hộc có tác dụng kháng ung thư rất mạnh. Kết quả nghiên cứu được lý của đơn thể erianin và chrysotoxene cho thấy chất erianin có tác dụng mạnh nhất kháng lại tế bào ung thư gan đối với chuột bạch, hiệu xuất ức chế ung thư lên tới 50.82%; Đối với tế bào AIDS thì tác dụng của chrysotoxene mạnh nhất, hiệu xuất ức chế lên tới 62.25%. Ngoài ra erianin và chrysotoxene còn có tác dụng ức chế tế bào ung thư K526 với mức độ khác nhau. Thành phần nhất hoạt tính và Polysaccarit cũng có tác dụng mạnh kháng lại tế bào ung thư và điều tiết hệ miễn dịch. Hoàng Dân Quyền cho rằng Polysaccarit có tác dụng làm tăng lượng tế bào bạch cầu ngoại vi. Trương Trung Kiện sử dụng chất chiết xuất từ thạch hộc tiến hành thí nghiệm trên Chuột bạch với liều lượng thuốc tiêm khác nhau (1000 mg/kg, 333 mg/kg, 167 mg/kg) quan sát kiểm tra tác dụng điều tiết hệ miễn dịch của chuột bạch, kết quả cho thấy thuốc tiêm Tiên thảo thạch hộc có tác dụng rất tốt đến điều tiết hệ miễn dịch của chuột bạch. Hà Thiết Quang chiết xuất nước từ thân Tiên thảo thạch hộc DCPP sau đó tiến hành thí nghiệm phân ly thuần hóa thu được DCPP1a-1 bình quân phân tử lượng là 189 kD, bước đầu nghiên cứu cho thấy DCPP1a-1 có tác dụng khống chế tế bào u thực thể H22 của chuột bạch. Thí nghiệm của Bào Lệ Quyên chứng minh có tác dụng khống chế nhất định với tế bào HelaS3 và HepG2, và trong phạm vi nồng độ cao thì lại có tính trì trệ. Trương Hồng Ngọc tiến hành thí nghiệm và kết luận polysaccarit Trong thạch hộc có tác dụng khống chế tế bào ung thư S180, và hiệu suất khống chế là 9.7%-26.8%.
5.2 Tác dụng đến hệ tiêu hóa
Y học tryền thống cho rằng Tiên thảo thạch hộc có tác dụng ích vị sinh tân, y học hiện đại cũng đã chứng minh Tiên thảo thạch hộc có tác dụng kích thích tiết dịch tiêu hóa, giúp dạ dày co bóp tốt và có tác dụng lợi gan mật. Hàm lượng kiềm trong Tiên thảo thạch hộc có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày người, cơ chế vận hành có thể kích thích trực tiếp đến tế bào G, dẫn đến sự gia tăng bài tiết dịch vị dạ dày, tăng nồng độ các chất dịch vị của dạ dày, dịch vị kích thích vách tế bào.
5.3 Tác dụng với hệ thống tim mạch
Cai Tuyết Châu tiến hành thí nghiệm tác dụng dược lý của Tiên thảo thạch hộc trên thỏ nhà, phát hiện Tiên thảo thạch hộc có tác dụng ức chế ADP, trong Tiên thảo thạch hộc chứa chất có tác dụng khống chế việc hình thành sơ cứng động mạch vành. Chu Nhân Toàn tiến hành thí nghiệm trên tim biệt lập của cóc bằng phương pháp tiêm chất Dendrobium ethanol chiết suất từ thạch hộc vào tim cóc. Sau khi quan sát và phân tích đã rút ra kết luận sau Dendrobium ethanol có tác dụng: (1) tăng mạnh biên độ Điện tâm đồ, lực co bóp của cơ tim mạnh hơn ; (2) Làm nhịp tim chậm di, tuy nhiên không hề tác dụng làm kéo dài suy kiệt của tim biệt lập ; (3) Có tác dụng chống đông máu.
5.4 Giảm đường huyết, mỡ máu:
Thông qua kết nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của Agent và Alcohol Agent đến sự suy giảm độ nhớt huyết và lipid của thỏ nhà đi đến kết luận Tiên thảo thạch hộc biểu hiện rõ tác dụng làm giảm độ nhớt của máu toàn phần, giảm độ nhớt của huyết tương và fibrinogen, có tác dụng làm giảm Triglycerides(TG), giảm cholesterol (TC) và làm tăng cao mật độ của lipoprotein (HDL), tuy nhên ảnh hưởng về sau là không đáng kể. Ngô Hạo Muội nghiên cứu và phát hiện ra Tiên thảo thạch hộc có tác dụng làm giảm đường huyết ở bệnh cao đường huyết adrenergic của chuột bạch nhỏ và giảm đường huyết trong bệnh đái tháo đường (STZ-DM) ở chuột bạch lớn. Cơ chế làm giảm đường huyết của tuyến tụy là thúc đẩy tế bào insulin β tiết ra chất insulin có tác dụng oxi hóa đường gluco, khống chế tế bào insulin α tiết ra Glucagon làm tăng hàm lượng đường gluco, cơ chế ngoài dịch tụy là khả năng khống chế sự phân giải glycogen và thúc đẩy tổng hợp glycogen.
5.5 Kháng oxy hóa, kháng lão hóa
Cai Vĩnh Bình sử dụng phương pháp hóa học để kiểm tra và phát hiện Tiên thảo thạch hộc có chứa SOD, POD, CAT hoạt tính tương đối cao và có khả năng trống oxi hóa tương đối cao. Tra Việt Cường nghiên cứu Thạch hộc hoắc sơn và Tiên thảo thạch hộc kết quả nghiên cứu chỉ rõ polysaccarit của hai loài trên trong môi trường kiềm có hiệu quả ức chế rõ rệt Pyrogallol sản xuất gốc anion oxit tự do, loại bỏ chức năng sản xuất gốc hydroxyl tự do của hệ thống Fenton, có tác dụng khống chế gốc alkyl diễn ra oxy hóa Acid linoleic hệ thống, chứng minh hai loại polisaccarit của hai loài thạch hộc trên có tác dụng tốt trong việc kháng lại các oxy hoá hoạt tính. Hà Thiết Quang thông qua thí nghiệm chất chống oxy hóa đã chứng tỏ các chất (DCPP) và (DCPP3c-1) trong tiên thảo thạch hộc có tác dụng loại bỏ gốc OH và O2- . DCPP và DCPP3c-1 có khả năng khống chế tổ chức gan của chuột bạch tự Oxy hóa và Fe2+, H202 dẫn đến oxy hóa Lipid. Trong đó tác dụng ức chế của DCPP mạnh nhất ; hai loạipolisaccarit có thể ức chế sản xuất chất (MDA) oxy hóa ty thể lipid Gan của chuột bạch và còn giảm bớt sự phù nề ty thể gan, kết luận cho thấy sản phẩm thô và tinh chế của tiên thảo thạch hộc (DCPP và DCPP3c-1) có khả năng chống oxi hóa tương đối tốt.
5.6 Tác dụng hạ nhiệt, giảm đau
Dendrobium có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau giống như Phenacetin nhưng hoạt tính kém hơn. Mã Tuyết Mai nghiên cứu và phát hiện Dendrobium lỏng có tác dụng khống chế hoạt tính Enzyme Na+, K+, ATP của vi ty thể thận chuột bạch. Enzyme Na+, K+, ATP là Enzyme thay thế cơ bản chủ yêu sản xuất nhiệt năng, tác dụng giảm nhiệt của Tiên thảo thạch hộc là nhờ thông qua việc ức chếhoạt tính của Enzyme Na+, K+, ATP.
Theo những nghiên cứu ở trên thì những thành phần có tác dụng dược lý tốt của tiên thảo thạch hộc bao gồm : polisaccarit, alkaloid, axit amin, nguyên tố vi lượng và các hợp chất phenanthrene. Tiên thảo thạch hộc có tác dụng dược tính phổ biến : tăng cường sức miễn dịch cơ thể, kháng ưng thư, trống Oxy hóa, chống lão hóa, khống chế ngưng kết tiểu cầu, giúp dãn nở mạch máu, xúc tiến bài tiết dịch tiêu hóa, giảm lipids, giảm đường huyết và hạ nhiệt, giảm đau. Loại dược liệu có tác dụng thần kỳ này đang ngày được sự quan tâm và coi trọng của con người.
6. Nuôi trồng
Ánh sáng: Thiết bì thạch hộc phù hợp với môi trường dưới bóng cây hoặc có bức cản mặt trời. Môi trường trồng cần ánh sáng và độ ẩm thích phù hợp
Nhiệt độ: Thiết bì thạch hộc ngủ đông khi nhiệt độ dưới 5 độ. Khi nhiệt độ quá thấp chú ý bị đóng băng, tốt nhất duy trì ở nhiệt độ 0 độ trở lên. Khi nhiệt độ quá cao vượt ngưỡng 35 độ thì cây ngừng sinh trưởng, nhiệt độ thích hợp nhất là 25-30 độ
Cơ chất:
Độ ẩm: chuẩn bị bảng đo nhiệt độ độ ẩm, duy trì độ ẩm từ 60% trở lên, khi mưa nắng độ ẩm sẽ lên đến 90% nên tiến hành thông gió để tránh ẩm mốc và các bệnh khác
Nước và cách tưới: Tưới nước bằng đầu phun sương, không tưới quá ướt. Nếu trời khô hanh mới cần tưới đẫm, nếu có điều kiện thì duy trì nồng độ PH ở 6.0
Cách dùng phân bón: sử dụng NPK với tỉ lệ 20:20:20